Best allmodz.com mod4ree.com azmodapk.com ezapkmod.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com apk mod mod2go.com apkmodcity.com azapkmod.com games and premium app for android

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà

Đăng lúc: Thứ tư - 10/12/2014 22:40 - Người đăng bài viết: admin
Đa dạng sinh học là thuật ngữ thể hiện tính đa dạng của các thể sống, loài và quần thể, tính biến động di truyền giữa chúng và tất cả sự tập hợp phức tạp của chúng thành các quần xã và hệ sinh thái. Đa dạng sinh học được thể hiện ở ba cấp độ: đa dạng di truyền, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái.

Trong khi đa dạng di truyền được cho là sự khác biệt của các đặc tính di truyền giữa các xuất xứ, quần thể và giữa các cá thể trong một loài hay một quần thể thì đa dạng loài chỉ mức độ phong phú về số lượng loài hoặc loài phụ trên quả đất, ở một vùng địa lý, trong một quốc gia hay trong một sinh cảnh nào đó. Về đa dạng hệ sinh thái, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa và phân loại thống nhất nào ở mức toàn cầu. Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá thông qua tính đa dạng của các loài thành viên; nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài.

Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.

Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học nguồn tài nguyên quí giá nhất, đóng vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm/mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu. Cuối cùng, hệ thống kinh tế sẽ bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái đa dạng sinh học, đó là do các tác động bất lợi của tự nhiên và của con người, trong đó các ảnh hưởng do con người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ 19 đến nay và chủ yếu là làm thay đổi và suy thoái cảnh quan trên diện rộng và điều đó đã đẩy các loài và các quần xã sinh vật vào nạn diệt chủng. Con người phá hủy, chia cắt làm suy thoái sinh cảnh, khai thác quá mức các loài cho nhu cầu của mình, du nhập các loài ngoại lai và gia tăng dịch bệnh cũng là các nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tính đa dạng sinh học.


II. Bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.

Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của chúng.

Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ các quần thể dược bảo tồn Ex-situ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn In-situ và việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài và từ đó hỗ trợ cho việc hình thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn In-situ.

Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của loài. Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen động cho thực vật. Điều cốt lỏi của khái niệm này là khuyến khích tính thích nghi của loài bằng cách đặt các quần thể bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và rồi trong quá trình tiến hóa theo các hướng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gien của loài, chuẩn bị cho việc thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi trường khác nhau. Theo cách thức bảo tồn này, nguồn gen của các loài thực vật sẽ được bảo tồn trong một quá trình động thay vì chỉ được duy trì như đúng tình trạng di truyền mà chúng vốn có.


III. Quản lý đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn

Việc thành lập hệ thống các khu bảo tồn là bước đi rất quan trọng trong việc bảo tồn các loài, quần xã sinh vật và hệ sinh thái. Khu bảo tồn được định nghĩa là một vùng đất và/hoặc biển được xác định để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa được kết hợp và được quản lý thông qua các phương tiện pháp lý và các phương tiện có hiệu quả khác.

Cho đến hiện nay vẫn chưa có một hướng dẫn chung nào cho việc thiết kế một khu bảo tồn trên toàn thế giới. Thay vào đó, hầu hết các khu bảo tồn đều được thiết kế tùy thuộc vào sự sẵn có của đất đai, nguồn kinh phí, sự phân bố dân cư ở trong và quanh khu bảo tồn, nhận thức của cộng đồng cũng như các tình huống bảo tồn cần được quan tâm. Tuy vậy, đã có một sự thừa nhận rộng rãi rằng các khu bảo tồn lớn sẽ có khả năng bảo tồn loài, quần xã sinh vật cũng như các hệ sinh thái đích tốt hơn vì nó có thể duy trì các quá trình sinh thái diễn ra trong khu bảo tồn một cách toàn vẹn hơn các khu bảo tồn nhỏ.

Về quan điểm quản lý các khu bảo tồn, quan điểm được cho là phù hợp với việc quản lý hiệu quả một khu bảo tồn hiện nay là rằng việc áp dụng bất cứ một phương thức quản lý nào cũng phải dựa vào các đối tượng quản lý ở một địa điểm cụ thề. Chỉ khi đã xác định được các đối tượng quản lý thì các kết quả quản lý khoa học mới được áp dụng.

Hơn nữa một chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả cần chú trọng không chỉ thực hiện công tác bảo tồn trong phạm vi ranh giới của các khu bảo tồn mà cần mở rộng phạm vi của các hoạt động nhằm bảo tồn loài, quần xã hay hệ sinh thái đích bên ngoài phạm vi cơ giới của các khu bảo tồn (off-reserve conservation). Điều này là bởi vì nếu chúng ta không thể bảo vệ thiên nhiên bên ngoài các khu bảo tồn thì thiên nhiên cũng chẳng tồn tại bao nhiêu trong các khu bảo tồn đó. Thêm vào đó, một chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả cần thiết phải tính đến các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích các thành phần có liên quan tham gia vào công tác bảo vệ các loài, quần xã hay hệ sinh thái đích cần được bảo tồn.

Tuy nhiên, hiệu quả quản lý của một khu bảo tồn phụ thuộc phần lớn vào mức độ ủng hộ hay thù địch của người dân địa phương sống quanh khu bảo tồn. Do vậy tìm kiếm các nguồn thu nhập khác thay thế cho các thu nhập từ tài nguyên thiên nhiên trực tiếp của khu bảo tồn đã bị ngăn cấm khai thác nhằm đảm bảo và nâng cao sinh kế cho cộng đồng sống xung quanh có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc xây dựng các chiến lược dài hạn cũng như các kế hoạch hành động ngắn hạn cho quản lý khu bảo tồn hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một khu bảo tồn sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể nào bảo vệ được các giá trị đa dạng sinh học của mình nếu quá trình hoạch định chiến lược cho việc bảo tồn và phát triển của nó không tính đến sự phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương. Khu bảo tồn không thể nào tồn tại như một “ốc đảo” trong tiến trình vận động và phát triển chung của xã hội và con người sống xung quanh nó.

Do vậy, ngay từ bước đầu của việc hoạch định các chiến lược bảo tồn, cần thiết phải tiến hành bàn bạc và thỏa thuận với người dân địa phương sống xung quanh các khu bảo tồn về cách thức bảo tồn có sự tham gia và các giải pháp nhằm tìm nguồn sinh kế thay thế và cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương. Tính bền vững của công tác bảo tồn đa dạng sinh học của một khu bảo tồn được đảm bảo chỉ khi nào người dân địa phương thực sự tham gia vào các hoạt động bảo tồn và ngược lại các hoạt động bảo tồn thực sự mang lại các lợi ích kinh tế cho cộng đồng xung quanh.

Đỗ Văn Ngọc

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà


Nguồn tin: bidoupnuiba.gov.vn
 In bài viết  Lưu bài viết này Quay lại
 
 
Thông báo
chuyên mục tin
tin nóng
tin trong ngành
Danh mục







Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 9
  • Hôm nay: 510
  • Tháng hiện tại: 86811
  • Tổng lượt truy cập: 965362
Liên kết Website

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP CHI CỤC KIỂM LÂM ĐĂK NÔNG
Trưởng ban biên tập: Lê Công Trường - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đăk Nông
Địa chỉ: Đường Điểu Ong - phường Nghĩa Trung - thành phố Gia Nghĩa - tỉnh Đăk Nông
Email: cckl.snnptnt@daknong.gov.vn, ĐT: (0261) 3.544 438, Fax: (0261) 3.544 438
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số: 159/GPTTĐT-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/02/2024
Thiết kế và vận hành bởi Trung tâm CNTT - Sở TTTT tỉnh Đăk Nông
Xem bản: Desktop | Mobile