Làm việc với nhóm tư vấn thuộc viện lâm nghiệp châu Âu (EFI), trong khuôn khổ dự án ILANDSCAPE
- Thứ hai - 13/05/2024 04:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chiều ngày 10/5/2024, tại Sở Nông nghiệp và PTNT, diễn ra cuộc họp giữa các Sở, ban ngành tỉnh Đắk Nông; do ông Phạm Tuấn Anh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông, chủ trì buổi làm việc; để trao đổi, làm việc với nhóm tư vấn thuộc Viện Lâm nghiệp Châu Âu (EFI); theo đề xuất của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) trong khuôn khổ Dự án “Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng tại Lâm Đồng và Đắk Nông, Việt Nam” (Dự án iLandscape).
Xuất phát từ Quy định không gây mất rừng (EUDR) của Liên minh Châu Âu (chính thức có hiệu lực từ ngày 29/6/2023); trong đó, EUDR cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ ngày 31/12/2020. Theo thông tin dự báo từ UNDP và các tổ chức quốc tế, EUDR có thể sẽ gây tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất, xuất khẩu đối với 03 ngành hàng quan trọng của Việt Nam là Cà phê, Gỗ và Cao su sang thị trường EU nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung.
Tại buổi làm việc, nhóm tư vấn nhận định việc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông trong Kế hoạch hành động thích ứng với Quy định không gây mất rừng (EUDR) là phù hợp, hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở chuyến công tác, nhóm chuyên gia tư vấn sẽ rà soát, tổng hợp các vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc của địa phương, để góp ý, bổ sung cho Khung kế hoạch hành động thích ứng với Quy định không gây mất rừng (EUDR) của Bộ Nông nghiệp và PTNT và 02 tỉnh (Đắk Nông và Lâm Đồng)./.
Xuất phát từ Quy định không gây mất rừng (EUDR) của Liên minh Châu Âu (chính thức có hiệu lực từ ngày 29/6/2023); trong đó, EUDR cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ ngày 31/12/2020. Theo thông tin dự báo từ UNDP và các tổ chức quốc tế, EUDR có thể sẽ gây tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất, xuất khẩu đối với 03 ngành hàng quan trọng của Việt Nam là Cà phê, Gỗ và Cao su sang thị trường EU nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung.
Tại buổi làm việc, nhóm tư vấn nhận định việc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông trong Kế hoạch hành động thích ứng với Quy định không gây mất rừng (EUDR) là phù hợp, hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở chuyến công tác, nhóm chuyên gia tư vấn sẽ rà soát, tổng hợp các vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc của địa phương, để góp ý, bổ sung cho Khung kế hoạch hành động thích ứng với Quy định không gây mất rừng (EUDR) của Bộ Nông nghiệp và PTNT và 02 tỉnh (Đắk Nông và Lâm Đồng)./.
Hình ảnh buổi làm việc tại Sở Nông nghiệp
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Kiểm Lâm Đăk Nông là vi phạm bản quyền