Thực trạng và giải pháp bảo đảm chấp hành pháp luật vềbảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Chủ nhật - 11/07/2021 22:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, công tác quản lý, bảo vệ rừng nói chung,hoạt động quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đạt nhiều kết quả tích cực. Số vụ vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã giảm qua các năm.
Tuy nhiên, thời gian gần đây,tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng, đặc biệt các loài nguy cấp, quý, hiếm có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Từ đầu năm2021 đến nay, lực lượng Kiểm lâm phối hợp các đơn vị chức năng kiểm tra, phát hiện 09 vụ vi phạm liên quan đến động vật rừng(31 cá thể và 69 kg thịt động vật rừng), đặc biệt nhiều vụmua bán, tàng trữ cácloài nguy cấp, quý, hiếm số lượng lớn, có dấu hiệu tội phạm.
Điển hình là vụ nuôi nhốt trái phép 17 cá thể Kỳ đà vân(tổng trọng lượng 27 kg,thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IB),được Hạt Kiểm lâm huyện Cư Jút phát hiện tại nhà ông Nguyễn Văn Quyết(địa chỉ:Thôn 7, xã Đắk D’rông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông),trong tháng 01/2021. Ngày 07/5/2021, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Cư Jút ra quyết định số 31/CSĐT, khởi tố vụ án hình sự“Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”đối với vụ việc trên.
Tuy nhiên, thời gian gần đây,tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng, đặc biệt các loài nguy cấp, quý, hiếm có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Từ đầu năm2021 đến nay, lực lượng Kiểm lâm phối hợp các đơn vị chức năng kiểm tra, phát hiện 09 vụ vi phạm liên quan đến động vật rừng(31 cá thể và 69 kg thịt động vật rừng), đặc biệt nhiều vụmua bán, tàng trữ cácloài nguy cấp, quý, hiếm số lượng lớn, có dấu hiệu tội phạm.
Điển hình là vụ nuôi nhốt trái phép 17 cá thể Kỳ đà vân(tổng trọng lượng 27 kg,thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IB),được Hạt Kiểm lâm huyện Cư Jút phát hiện tại nhà ông Nguyễn Văn Quyết(địa chỉ:Thôn 7, xã Đắk D’rông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông),trong tháng 01/2021. Ngày 07/5/2021, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Cư Jút ra quyết định số 31/CSĐT, khởi tố vụ án hình sự“Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”đối với vụ việc trên.
Ảnh: Cá thể Kỳ đà vân thuộc loài động vật rừng nguy cấp,quý hiếm nhóm IB bị mua bán, tàng trữ trái pháp luật
Nguyên nhân chính của tình trạng trên do nhu cầu, thị hiếu sử dụng động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã của người dân;lợi nhuận lớn từ việc mua bán động vật hoang dã, dẫn đến nạn săn bắt, mua bán trái phép, làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm, gây suy giảm nghiêm trọng về đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng.Bên cạnh đó, đời sống người dân sinh sống gần rừngcòn nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào rừng;công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả chưa cao; kỹ năng truyền thông của một số công chức Kiểm lâm địa bàn còn hạn chế.
Ảnh: Cá thể Mèo rừng thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB bị nuôi nhốt trái phép
Ảnh: 03 cá thể Cheo Cheo nhóm IIB, trọng lượng 03 kg (đã chết)
Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài hoang dã, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật rừng, đặc biệt các loài nguy cấp, quý, hiếm; bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng chức năng (Kiểm lâm, Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường…), cần có sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội.Trong đó, tập trung triển khai một số nội dung sau:
Thứ nhất,tăng cường công tác truyền thông pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt các loài nguy cấp, quý hiếm cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân bằng nhiều hình thức, như: thông tin trên loa, đài, phát tờ rơi, xây dựng chuyên đề, phát sóng phóng sự… nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo vệ các loài động vật hoang dã;từ bỏ thói quen sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật rừng, động vật hoang dã; không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật hoang dã trái pháp luật.Nghiêm cấm việc nuôi động vật hoang dã không có nguồn gốc hợp pháp; không để hình thành các tụ điểm, các chợ kinh doanh động vật hoang dã trái phép.Đồng thời, khuyến khích người dân kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương về các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã.
Thứ hai, thường xuyên kiểm tra các quán ăn, nhà hàng, chợ, các điểm kinh doanh, các hộ nuôi động vật hoang dã; vận động ký cam kết không nuôi, nhốt, mua bán, sử dụng, trưng bày, quảng cáo các loại động vật hoang dã và mẫu vật của chúng không đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thứ ba,xây dựng, thực hiện hiệu quả kế hoạch phối hợp liên ngành giữa các lực lượng chức năng như Kiểm lâm, Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường… trong công tác đấu tranh, ngăn chặncác hành vi vi phạmpháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã. Trong đó, tăng cường trao đổi thông tin giữa các lực lượng, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng săn bắt, nuôi, nhốt, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái pháp luật động vật hoang dã; đặc biệt các vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Thứ tư, khi điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã có dấu hiệu tội phạm, các cơ quan tố tụng cần đẩy nhanh tiến độ điều tra,truy tố, kịp thời đưa ra xét xử (mở phiên tòa công khai, lưu động);bảo đảm tội phạm được xử lý nghiêm minh trước pháp luật, nhằm đảm bảo tính răn đe.
Thứ nhất,tăng cường công tác truyền thông pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt các loài nguy cấp, quý hiếm cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân bằng nhiều hình thức, như: thông tin trên loa, đài, phát tờ rơi, xây dựng chuyên đề, phát sóng phóng sự… nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo vệ các loài động vật hoang dã;từ bỏ thói quen sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật rừng, động vật hoang dã; không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật hoang dã trái pháp luật.Nghiêm cấm việc nuôi động vật hoang dã không có nguồn gốc hợp pháp; không để hình thành các tụ điểm, các chợ kinh doanh động vật hoang dã trái phép.Đồng thời, khuyến khích người dân kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương về các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã.
Thứ hai, thường xuyên kiểm tra các quán ăn, nhà hàng, chợ, các điểm kinh doanh, các hộ nuôi động vật hoang dã; vận động ký cam kết không nuôi, nhốt, mua bán, sử dụng, trưng bày, quảng cáo các loại động vật hoang dã và mẫu vật của chúng không đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thứ ba,xây dựng, thực hiện hiệu quả kế hoạch phối hợp liên ngành giữa các lực lượng chức năng như Kiểm lâm, Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường… trong công tác đấu tranh, ngăn chặncác hành vi vi phạmpháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã. Trong đó, tăng cường trao đổi thông tin giữa các lực lượng, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng săn bắt, nuôi, nhốt, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái pháp luật động vật hoang dã; đặc biệt các vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Thứ tư, khi điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã có dấu hiệu tội phạm, các cơ quan tố tụng cần đẩy nhanh tiến độ điều tra,truy tố, kịp thời đưa ra xét xử (mở phiên tòa công khai, lưu động);bảo đảm tội phạm được xử lý nghiêm minh trước pháp luật, nhằm đảm bảo tính răn đe.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Kiểm Lâm Đăk Nông là vi phạm bản quyền