Thủ tục Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác trường hợp có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái1. Trình tự thực hiện:Bước 1. Chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ tới Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
- Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết Phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu).
- Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định (theo Mẫu).
- Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định (theo Mẫu).
- Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện chuyển hồ sơ về phòng/ban chuyên môn cấp huyện.
Bước 2. Trong thời hạn 01 ngày phòng ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung chủ yếu trong hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thực hiện sang bước 3.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo hoặc hướng dẫn bằng văn bản gửi Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.
Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc (không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính) Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện thông báo cho tổ chức, cá nhân điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ UBND cấp huyện:
- Lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững: lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có liên quan về nội dung phương án quản lý rừng bền vững.
Thời gian: 02 ngày làm việc.
- Trả lời ý kiến về phương án quản lý rừng bền vững: nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Thời gian: 5,5 ngày làm việc.
- Tổng hợp ý kiến, ban hành Quyết định: tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT; phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT và trả kết quả cho chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời gian: 09 ngày làm việc.
Chuyển kết quả về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.
Bước 4. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
2. Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc. Trong đó:
+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện: 0,5 ngày làm việc;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 17,5 ngày làm việc.
3. Đối tượng thực hiện: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác trường hợp có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.
4. Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Kết quả thực hiện:- Quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;
- Hoặc Quyết định phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.
6. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
7. Thành phần, số lượng hồ sơ:a. Hồ sơ phê duyệt phương án:
- Đơn đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;
- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;
- Bản sao các loại bản đồ:
+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;
+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng.
- Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.
b. Hồ sơ điều chỉnh phương án:
- Đơn đề nghị phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;
- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung;
- Bản sao các loại bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung gồm:
+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;
+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
- Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
8.
Phí, lệ phí (nếu có): Không
9. Mẫu đơn, tờ khai: có2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:- Đơn đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;
- Đơn đề nghị phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;
- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý:- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.
- Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.
Mẫu số 01CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------(tên xã)...., ngày.... tháng....... năm 202...ĐƠN ĐỀ NGHỊPhê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững(Chỉ áp dụng đối với chủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái)Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện
(tên huyện).........Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số /2023/TT-BNNPTNT ngày / /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT, kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện
(tên huyện)... xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững như sau:
1. Họ và tên chủ rừng:.......... (Ghi rõ họ và tên chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác)
2. Địa chỉ:...................................;
3. Số CCCD:........................; Ngày cấp:......./......./.......;
4. Hồ sơ gửi kèm:
- Phương án quản lý rừng bền vững;
- Các loại bản đồ, gồm:........................................................................................
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện
(tên huyện)...... xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững./.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: CR hoặc nhóm hộ, THT. | Chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác (ký, ghi rõ họ và tên) Nguyễn Văn B |
Mẫu số 02PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG(áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác xây dựng phương án quản lý rừng bền vững) MỞ ĐẦUChương I CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNGI. CĂN CỨ PHÁP LÝCác văn bản liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của chủ rừng, nhóm hộ, tổ hợp tác.
II. TÀI LIỆU SỬ DỤNGNêu các tài liệu, số liệu, thông tin, bản đồ sử dụng cho việc lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững.
Chương IIĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA CHỦ RỪNGI. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ RỪNG1. Loại hình chủ rừng: Hộ gia đình/cá nhân/cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác.
2. Cơ cấu tổ chứcMô tả mô hình tổ chức nhóm hộ/cộng đồng và nhiệm vụ của các thành phần trong nhóm, tổ hợp tác gồm:
- Nhóm hộ/cộng đồng, tổ hợp tác: Mô tả các thành phần và hình thức liên kết các thành viên gồm: các chủ rừng, cơ sở khai thác vận chuyển gỗ, cơ sở chế biến gỗ, vườn ươm... (nếu có) để thực hiện quản lý rừng bền vững, vai trò và nhiệm vụ của từng thành phần trong nhóm.
- Trưởng nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác: Vai trò và nhiệm vụ của trưởng nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác.
- Ban quản lý nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác: Mô tả Ban quản lý nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác, gồm: thành phần, vai trò và nhiệm vụ của từng thành phần tham gia trong Ban quản lý nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác (theo quy mô và nhu cầu, nhóm/tổ hợp tác có thể mời đại diện chính quyền, các ban, ngành của huyện, xã nơi các chủ rừng liên kết thành nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác và các thành viên khác là cơ sở chế biến có nhu cầu liên kết với nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác để thực hiện quản lý rừng bền vững, hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững).
3. Quy mô, diện tích rừng, đất lâm nghiệp của các thành viên tham gia nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác- Số lượng thành viên tham gia;
- Diện tích của từng thành viên nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác, gồm: diện tích loại rừng, dự kiến diện tích rừng trồng sẽ tham gia cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, diện tích loại trừ (diện tích rừng tự nhiên, diện tích các khu vực có ý nghĩa văn hóa, lịch sử, giải trí, tín ngưỡng, hành lang ven sông, suối và khu vực có các loài động thực vật trong danh lục cần được bảo vệ); tổng hợp từ Biểu 08 vào Biểu 01.
Biểu 01: Tổng hợp diện tích rừng của các nhóm hộ/cộng đồng/tổ hợp tác phân theo xã, huyện.... tỉnh... Tên xã | Tổng diện tích (ha) | Diện tích loại trừ (ha) | Dự kiến diện tích cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (ha) |
(1) | (2=3+4) | (3) | (4) |
Nhóm hộ/cộng đồng/ tổ hợp tác: xã A | | | |
......... | | | |
Tổng | | | |
II. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG1. Diện tích và trữ lượng rừngNêu hiện trạng rừng của chủ rừng, các thành viên tự nguyện tham gia nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác:
- Tổng diện tích rừng:.... ha, trong đó:
+ Rừng đặc dụng.... ha (rừng tự nhiên.... ha, rừng trồng.... ha);
+ Rừng phòng hộ... ha (rừng tự nhiên... ha, rừng trồng... ha);
+ Rừng sản xuất... ha (rừng tự nhiên... ha, rừng trồng... ha);
- Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi:.... m
3, trong đó:
+ Keo lai:... m
3/tuổi...:
+ Keo tai tượng:... m
3/tuổi...:
+ Bạch đàn:... m
3/tuổi...:
- Lâm sản ngoài gỗ (bao gồm cây dược liệu):
+ Loài cây:......................; Diện tích:........................; Sản lượng:.........................
.........................................
2. Tài nguyên đa dạng sinh học Tổng hợp, đánh giá danh lục các loài động, thực vật rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng hoặc nhóm hộ/tổ hợp tác theo Biểu 02 và Biểu 03:
Biểu 02: Danh lục các loài thực vật rừng TT | Tên Loài | Địa điểm | Số lượng, mật độ cây |
1 | Lim xanh (kể cả tên địa phương nếu có) | khoảnh...., tiểu khu...., xã......., huyện....... | Ví dụ: ít, trung bình, nhiều |
... | ..... | ...... | ..... |
... | ..... | ...... | ..... |
... | ..... | ...... | ..... |
Biểu 03: Danh lục các loài động vật rừng TT | Tên Loài | Địa Điểm | Ghi Chú |
1 | Sóc (kể cả tên địa phương nếu có) | Tiểu khu...., xã..., huyện.... | Ví dụ: ít, trung bình, nhiều |
... | ..... | ...... | ..... |
... | ..... | ...... | ..... |
... | ..... | ...... | ..... |
Chương IIIMỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNGI. MỤC TIÊU QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG1. Mục tiêu chung: Thiết lập được khu rừng của chủ rừng hoặc nhóm hộ/tổ hợp tác để thực hiện quản lý rừng bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
2. Mục tiêu cụ thểa) Về kinh tế: Thu nhập....... triệu đồng/ha/năm;.....
b) Về xã hội: Tạo việc làm cho bao người lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo;......
c) Về môi trường: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có.... ha, trồng mới các loại rừng.... ha;........
3. Thời gian thực hiện kế hoạch quản lý: Từ năm.... đến năm.....
II. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG1. Kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừngNêu diện tích, loại rừng hiện có của chủ rừng hoặc nhóm hộ cần được bảo vệ; biện pháp kỹ thuật cho các hoạt động phòng trừ sâu bệnh, phòng cháy và chữa cháy rừng.
...............................................................................................................................
2. Kế hoạch phát triển rừng tự nhiên (nếu có)- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên:........ ha;
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung:........ ha;
- Làm giàu rừng:..... ha;
- Nuôi dưỡng rừng:..... ha.
- ............................
3. Kế hoạch sản xuất cây giống (nếu có)Xác định địa điểm, diện tích vườn ươm cây giống; dự kiến loài cây, số lượng cây sản xuất trung bình/năm.
4. Kế hoạch trồng rừngNêu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng bảo đảm quản lý rừng bền vững từ khâu xử lý thực bì, làm đất, trồng rừng... vv và tổng hợp Kế hoạch trồng rừng vào Biểu 04:
Biểu 04: Kế hoạch trồng rừng TT | Loài cây | Năm trồng | Mật độ trồng (cây/ha) | Diện tích (ha) | Địa điểm |
I. RỪNG ĐẶC DỤNG (nếu có): | ...... | |
1 | Kim giao + ... | 2024 | 1650 | 100 | Xã, tiểu khu, khoảnh, lô |
2 | .... | ...... | .... | .... | ...... |
II. RỪNG PHÒNG HỘ (nếu có): | ...... | |
1 | Lát hoa + ... | | | | |
2 | ......... | | | ...... | |
III. RỪNG SẢN XUẤT |
1 | Keo lai.. | | | | |
2 | .... | | | | |
Tổng (I + II + III): | | | ...... | |
5. Kế hoạch chăm sóc rừng trồngNêu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc rừng: làm cỏ, vun xới gốc, phát luỗng dây leo, bón phân... vv và tổng hợp Kế hoạch chăm sóc rừng vào Biểu 05:
Biểu 05: Kế hoạch chăm sóc rừng trồng Hoạt động chăm sóc rừng | Diện tích chăm sóc (ha) |
Năm... | Năm... | Năm... | Năm... | Năm... | Năm... |
1. Rừng đặc dụng: | ... | ... | ... | ... | ... | ... |
- Năm 1/Kim giao + ... | | | | | | |
.......... | | | | | | |
2. Rừng phòng hộ: | ... | ... | ... | ... | ... | ... |
- Năm 1/Lát hoa + ... | | | | | | |
............ | | | | | | |
3. Rừng sản xuất: |
- Năm 1/Keo lai +.. | | | | | | |
....... | | | | | | |
Tổng (1+2+3): | | | | | | |
6. Kế hoạch phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệuXác định địa điểm, diện tích, loài cây trồng; kế hoạch trồng, chăm sóc cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.
..............................................................................................................................
7. Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗXác định địa điểm, diện tích, sản lượng, loài cây khai thác, các biện pháp kỹ thuật khai thác tác động thấp bảo đảm quản lý rừng bền vững và tổng hợp vào Biểu 06:
Biểu 06: Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ Năm khai thác | Diện tích (ha) | Sản lượng khai thác (m3; tấn; cây) | Địa điểm khai thác | Loài cây/năm trồng rừng |
I. KHAI THÁC GỖ RỪNG TRỒNG |
2024 | 100 | 1.500 | Xã... tiểu khu... | Keo tai tượng/ 2016 |
...... | ..... | ..... | ....... | ...... |
Tổng: | | | | |
II. KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI GỖ, DƯỢC LIỆU |
2024 | 100 | 200 (tấn) | | Song, mây |
..... | | | | |
Tổng | | | | |
8. Kế hoạch hoạt động du lịch sinh thái (chỉ áp dụng đối với chủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái)a) Hiện trạng, tiềm năng du lịch và các loại sản phẩm du lịch sinh thái;
b) Xác định các khu vực, địa điểm, diện tích, loại hình tổ chức du lịch sinh thái;
- Địa điểm: nêu tên các địa điểm tổ chức du lịch sinh thái.
- Xác định loại hình tổ chức thực hiện, gồm: tự tổ chức; liên kết hợp tác với các tổ chức, cá nhân và cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái;
- Tổng hợp các loại hình, diện tích các địa điểm, khu vực tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái vào Biểu số 07 và được thể hiện trên bản đồ phương án quản lý rừng bền vững:
..............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Biểu 07: Tổng hợp diện tích các khu vực tổ chức hoạt động du lịch sinh thái Loại hình tổ chức | Địa điểm/ khu vực | Diện tích, loại rừng (ha) | Ghi chú |
Tổng | Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |
1. Tự tổ chức | Lô, khoảnh, tiểu khu (tên địa danh nếu có) | 15 | - | - | 15 | Rừng trồng |
2. Liên kết hợp tác | .... | ..... | ... | .. | ... | .... |
3. Cho thuê môi trường rừng | .... | ..... | ... | .. | ... | .... |
Tổng cộng (1+2+3) | 15 | ... | .. | 15 | |
9. Kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên nhóm - Bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, sâu bệnh hại rừng; bảo tồn đa dạng sinh học;
- Quy trình kỹ thuật sản xuất cây con; Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rừng tác động thấp;
- Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
- An toàn lao động và bảo hộ lao động;
- Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật an toàn;
- Thu gom, xử lý các loại chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường;
- Du lịch sinh thái..................................................................................................
10. Dự kiến kinh phí và nguồn vốn thực hiện kế hoạch ...............................................................................................................................
III. HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN 1. Hiệu quả về kinh tế:........................................................................................
2. Hiệu quả về môi trường:................................................................................
3. Hiệu quả về xã hội:..........................................................................................
Chương IVTỔ CHỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆNI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Đại diện nhóm
2. Ban quản lý nhóm
3. Thành viên nhóm
II. THEO DÕI ĐÁNH GIÁ, GIÁM SÁTNội dung theo dõi đánh giá, giám sát bao gồm:
- Giám sát, đánh giá định kỳ đối với thành viên nhóm.
- Giám sát nhà thầu.
- Giám sát, đánh giá kế hoạch thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN (nêu các giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững)
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận2. Khuyến nghịBiểu số 08. Tổng hợp danh sáchChủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác tham gia phương án quản lý rừng bền vững huyện............. tỉnh............. TT | Xã | Thôn, ấp | Chủ rừng | Tiểu khu, khoảnh | Lô | Diện tích (ha) | R. Đặc dụng (ha) | R. Phòng hộ (ha) | R. Sản xuất (ha) |
R. Tự nhiên | Rừng Trồng | R. Tự nhiên | Rừng Trồng | R. Tự nhiên | Rừng Trồng |
I. NHÓM HỘ/TỔ HỢP TÁC/CỘNG ĐỒNG A | | |
1 | Thượng Hiền | Trung Quý | Nguyễn Văn A | | | 21,0 | 1,5 | 2,0 | 1,5 | 11,0 | 3,0 | 2,0 |
| | | | 1; 09 | 2; 4 | 3,5 | 1,5 | 2,0 | | | | |
| | | | 12; 03 | 11; 20 | 12,5 | | | 1,5 | 11,0 | | |
| | | | 22; 02 | 8; 7 | 5,0 | | | | | 3,0 | 2,0 |
2 | ....... | ...... | ..... | ........ | .... | ..... | .... | ..... | ..... | ....... | ..... | ...... |
Tổng: | ...... | ..... | ........ | .... | ..... | .... | ..... | ..... | ....... | ..... | .... |
II. NHÓM HỘ /TỔ HỢP TÁC/CỘNG ĐỒNG B | | |
1 | ....... | ...... | ..... | ........ | .... | ..... | .... | ..... | ..... | ....... | ..... | ..... |
Tổng | | | | | | | | | | | |
Tổng cộng (I+II) | ..... | ..... | ........ | .... | ..... | .... | ..... | ..... | ....... | | |
Mẫu số 03 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN....................... -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: /QĐ-UBND | ......., ngày tháng năm 20..... |
QUYẾT ĐỊNHPhê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh tháiỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN...................
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp, quy định về quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);Xét Báo cáo kết quả thẩm định số /BC...., ngày...../...../20... của cơ quan thẩm định;Theo Đơn đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, ngày.../.../20... của... (tên chủ rừng, người đại diện cộng đồng dân cư, nhóm hộ, tổ hợp tác), QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái với những nội dung sau:
1. Tên phương án: Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 20..... - 20......
2. Tên chủ rừng/người đại diện cộng đồng dân cư/nhóm hộ/tổ hợp tác:3. Địa chỉ:............................................................................................................;
4. Quy mô, diện tích rừng, đất lâm nghiệp: (của chủ rừng hoặc nhóm hộ/tổ hợp tác)
5. Hiện trạng tài nguyên rừnga) Diện tích và trữ lượng rừng
b) Tài nguyên đa dạng sinh học
6. Mục tiêu Phương ána) Mục tiêu chung:
b) Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu kinh tế:
- Mục tiêu xã hội:
- Mục tiêu môi trường:
7. Những nội dung chính thực hiện phương ána) Kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
b) Kế hoạch phát triển rừng tự nhiên.
c) Kế hoạch sản xuất cây giống.
d) Kế hoạch trồng rừng.
đ) Kế hoạch chăm sóc rừng.
e) Kế hoạch phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.
g) Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.
h) Kế hoạch hoạt động du lịch sinh thái.
i) Kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên nhóm.
k) Dự kiến kinh phí và nguồn vốn thực hiện.
..............................................................................................................................
8. Giải pháp thực hiện...............................................................................................................................
(Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ kèm theo)Điều 2. Tổ chức thực hiện phương án1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan:.........................................
2. Trách nhiệm của chủ rừng:...............................................................................
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng các phòng:....................; Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ rừng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các cơ quan có liên quan; - Lưu: VT... | T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu) |
Mẫu số 04CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------(tên xã)...., ngày.... tháng....... năm 202...ĐƠN ĐỀ NGHỊĐiều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững(Chỉ áp dụng đối với chủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái)Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện
(tên huyện).........Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số /2023/TT-BNNPTNT ngày / /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT;
Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp, cơ chế, chính sách mới ban hành có liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh phương án);
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện
(tên huyện)........... xem xét, điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững như sau:
1. Họ và tên chủ rừng:.......... (Ghi rõ họ và tên chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác)
2. Địa chỉ:.....................................;
3. Số CCCD:........................; Ngày cấp:................/............./.............;
4. Hồ sơ gửi kèm:
- Phương án quản lý rừng bền vững (được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung);
- Các loại bản đồ, gồm:................. (được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung);
(Tại mục 4 nêu trên, chủ rừng phải giải trình cơ sở pháp lý, thực tiễn đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ các nội dung có liên quan).
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện
(tên huyện)........ xem xét, phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững./.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: CR hoặc nhóm hộ, THT. | Chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác (Ký, ghi rõ họ và tên) Nguyễn Văn B |
Mẫu số 05 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN....................... -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: /QĐ-UBND | ......, ngày...... tháng...... năm 20..... |
QUYẾT ĐỊNHVề việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số......./QĐ-UBND ngày..../..../20... của Ủy ban nhân dân huyện...... về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ/tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh tháiỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN...................
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp, quy định về quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);Xét Báo cáo kết quả thẩm định số /BC...., ngày.../.../20... của cơ quan thẩm định;Theo Đơn đề nghị điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững ngày..../.../20... của (tên chủ rừng hoặc tên người đại diện cộng đồng dân cư, nhóm hộ, tổ hợp tác), QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số......./QĐ-UBND ngày..../..../20... của Ủy ban nhân dân huyện...... về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái
1. Sửa đổi, bổ sung điểm.... khoản.... Điều 1 như sau:
“...........................................................................................................................”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm.... khoản.... Điều 2 như sau:
“...........................................................................................................................”
Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Quyết định số..../QĐ-UBND ngày.../.../20... của Ủy ban nhân dân huyện......... về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái (nếu có).
1. Thay thế từ, cụm từ.... bằng..... tại điểm... khoản.... Điều....
...............................................................................................................................
2. Bãi bỏ từ, cụm từ...... tại hoặc điểm...... khoản...... Điều...... của Quyết định số......./QĐ-UBND ngày..../..../20... của Ủy ban nhân dân huyện.......... về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái.
...............................................................................................................................
(Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kèm theo)Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng các phòng:........; Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các cơ quan có liên quan; - Lưu: VT... | T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu) |